Jun 22, 2017

Les Trois Mousquetaires

Trước tiên, xem ở kia.

Nhân tiện: đã thêm Gái già: cuối cùng thì hiệp sĩ de Valois có vẻ rất bí hiểm kia định làm gì ở thành phố Alençon? và cũng đã thêm Một vụ việc ám muội: Balzac bắt đầu dồn nhịp cho câu chuyện của mình, tăng tốc nó lên, khởi đầu từ thời điểm nữ bá tước de Cinq-Cygne rời khỏi căn hầm bí mật quay trở về lâu đài; sự tăng tốc này đi theo các bậc thang tăng dần: gián điệp Corentin đối đầu trước hết với ông cha xứ tinh ranh, rồi ngay sau đó, điều được chờ đợi nhất đã xảy ra, Corentin phải giáp mặt với liệt nữ anh thư de Cinq-Cygne.

Mỗi khi nào có (ít nhất) ba yếu tố trở lên, thì chuyện gì sẽ xảy ra? "Tam nhân đồng hành etc." như Khổng Tử từng nói, tất nhiên, nhưng khi có ba yếu tố, một điều khác cũng rất đương nhiên: sẽ có một yếu tố giữ vai trò "phá quấy".

Ba nhân vật làm nên (ít nhất một phần không nhỏ) văn chương Pháp thế kỷ 19 là Balzac, Hugo và Dumas. Trong bộ ba này, yếu tố phá quấy, yếu tố làm cho sự nhìn nhận trở nên hết sức khó khăn, nằm ở Alexandre Dumas.

Văn chương Dumas có kém không? Tôi nghĩ tiểu thuyết của Dumas còn lâu mới kém hơn tiểu thuyết của Hugo. Lúc này, đọc lại nhiều tiểu thuyết của Dumas, thậm chí còn thấy chúng kém ngu hơn nhiều so với tiểu thuyết của Hugo. Ai thực sự có đọc, kiểu gì hồi nhỏ cũng đọc Hugo, và thích mê chúng. Lớn lên một chút, thế nào cũng đọc Stefan Zweig và mê chúng. Để rồi sau đó thấy cần phải xem lại, một cách triệt để. Tất nhiên, đầy người không qua bước này, bởi vì đâu có phải ai cũng thực sự đọc. Hugo hay Zweig (rồi Camus etc.) dường như là những gì thích hợp nhất để thỏa mãn một phần tinh thần chưa đầy đủ của chúng ta. Chúng tạo nên một sự thỏa mãn càng lúc càng thêm đáng ngờ, rất gần với một sự giả vờ.

Những ai cả đời mê đắm Hugo, Camus, Zweig, nhiều khả năng là những người vô cùng hạnh phúc. Ở tuổi trung niên vẫn giống như đứa bé mười một, mười hai tuổi.

Chuyện trở nên hết sức phức tạp với một số trường hợp. Đối với tôi, đó là Chopin. Tôi mê nhạc Chopin rất mau chóng, rồi tôi nghi ngờ, tôi nghĩ nhạc Chopin chẳng thể nào có giá trị cho được, khi mà nó dễ dàng đến thế. Cho tới rất gần đây, cách đây mới chưa đầy hai năm, có một lần tình cờ nghe lại Chopin, tôi mới thấy, không, lại cần "phủ định" thêm một lần nữa, bởi vì cảm giác đầu tiên, xa xưa, hóa ra lại là cảm giác đúng, ít nhất ở một mức độ nào đó, ở một khía cạnh nào đó. Cùng điều này (mối quan hệ nhiều trắc trở với Chopin), tôi nhận ra ở một người khác: đó chính là Claude Lévi-Strauss.

Alexandre Dumas, có thể chính Dumas, chứ không phải Hugo, mới là một văn chương kỳ dị, và chính bởi kỳ dị cho nên không dễ bị tan biến vào trong dễ dãi. Và, như vậy thì không chỉ vì Dumas được văn chương pop khai thác miệt mài (chẳng hạn xem ở kia), mà còn vì nhiều điều khác nữa.

Lần trước, là Hai mươi năm sau, lần này là tác phẩm chính yếu của Dumas: Les Trois Mousquetaires, tất nhiên. Đây là bản dịch tiếng Việt in năm 1974:


Tên người dịch là Nguyễn Sỹ Nguyên:



Trang đầu tiên:


ở đây, Aramis là A-Ra-Mích, Athos là A-Tước còn Porthos là Bộc-Tước.

Đương nhiên, hồi còn nhỏ, tôi không đọc bản dịch này, mà tôi đọc bản dịch "miền Bắc" vô cùng phổ biến, ai cũng biết (ít nhất những người thuộc thế hệ của tôi, cộng trừ mười năm). Cuốn sách được đọc đến nát nhừ hồi đó, tôi vẫn còn giữ, đã được gia cố lại từ cách đây nhiều chục năm hehe:



Có cả lời giới thiệu (rất là dài):


Đây là trang đầu:


("bất chắc", hehe)

Ta dễ dàng nhận ra bản Nguyễn Sỹ Nguyên có xu hướng lược đi các chi tiết "rườm rà", chỉ qua vài dòng đầu tiên.

Nhưng ta cũng dễ dàng nhận ra, cả hai bản dịch tiếng Việt đều ghi "1625", nhưng các bản tiếng Pháp phổ biến lại viết "1626". Tại sao lại có thể như vậy?

Đấy, ngay cả trong lĩnh vực như Alexandre Dumas, cũng có cả đống vấn đề hấp dẫn, nếu mà nhìn kỹ vào.


À, tôi muốn nhờ vả một chuyện: tôi rất muốn biết Nguyễn Văn Vĩnh dịch đoạn văn đầu tiên Les Trois Mousquetaires như thế nào? có ai giúp tôi phát được không? cứ comment ở đây hoặc gửi email cũng được (nhilinhblog@gmail.com)




Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam

11 comments:

  1. Vụ Nguyễn Văn Vĩnh, bác liên hệ bác Khương nhé :p

    ReplyDelete
  2. a, thì ra là đã đi theo con đường đó à hẹ hẹ

    ReplyDelete
  3. Mình có 2 bản lược dịch, 1 của Nxb Việt Nam 1948 ko ghi dịch giả, đoạn đầu là năm 1625; bản kia người dịch là Y Lang, năm xb chưa rõ lắm nhưng chắc đâu 6x/7x, đoạn đầu cũng 1625, ặc

    ReplyDelete
  4. a, đang định hỏi bác một điều, nhưng không phải về Dumas mà là về Balzac:

    có lần thoáng nhìn thấy một quyển của Balzac dịch ra tiếng Việt, không để ý lắm, mang cái tên gì đó kiểu như "cô gái có cặp mắt kỳ lạ", sau mới nghĩ có lẽ đó chính là bản dịch "La Fille aux yeux d'or" (trong bộ 16 tập không có bản dịch truyện này)

    bác có thông tin sâu hơn không?

    ReplyDelete
  5. Phải chăng là "Mộng bạn đầu", cái bìa vàng càng có hình vẽ khuôn mặt cô gái :)

    ReplyDelete
  6. ặc, lộn sang Zola đấy à?

    ReplyDelete
  7. Í, lộn sang Zola đấy. Balzac thì ko rành lắm. Để lục lại trí nhớ, ặc.

    Hình 2 cuốn "Ba người lính..." bác check mail. Và hôm nào rảnh thì gửi dùm em Izu nhá, hêh =D

    ReplyDelete
  8. À, nhân nhắc Zola, Nguyễn Sỹ Nguyên có dịch 1 quyển Zola trước 75 đấy bác.

    ReplyDelete
  9. Hehe "you know, Frederic fuckin' Chopin"

    ReplyDelete
  10. Diệu Vân dịch bản rút gọn cũng ghi năm 1625.

    ReplyDelete
  11. Chopin dường như từng có thời gian ở cùng nhà với Balzac; điều này không quá lạ, nếu nhìn vào mối quan hệ Chopin-George Sand; vả lại Balzac rất hứng thú với đề tài những người Ba Lan sống lưu vong tại Paris, viết cả một tiểu thuyết về chuyện này:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2017/03/nang-tinh-nhan-ho.html

    một nhân vật Ba Lan khác: Adam Mickiewicz

    cũng phải đến khi đọc "Land of Ulro" của Czeslaw Milosz tôi mới bắt đầu nhận ra "có một Mickiewicz" khác, hoàn toàn không giống những gì xưa nay tôi vẫn tưởng; điều này cũng nói lên tầm quan trọng của sự nhìn nhận lại, trong mọi thứ - cũng cần đến tầm cỡ cái nhìn của Milosz thì câu chuyện Mickiewicz mới có thể nhúc nhích

    Mickiewicz cũng đặc biệt liên quan đến văn chương nước Pháp thế kỷ 19, sẽ cần nhìn nhận riêng sự liên quan này, tiếp nối ở chỗ này:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2017/06/balzac-trong-ky-muoi-chin.html

    ReplyDelete